top of page
Recent Posts
Tho Nguyen and Toan Vu, ISET-Vietnam

Release Workshop of Can Tho Resilience Strategy until 2030 (Kèm bản dịch Tiếng Việt)


Floating market. Credit: Lê Thị Nguyệt Linh, Cần Thơ Department of Culture, Sports and Tourism

Photo: Lê Thị Nguyệt Linh, Cần Thơ Department of Culture, Sports and Tourism

Like most cities in the world in their dynamic development process, cities in Vietnam are facing multiple risks and challenges of the 21st century. In Can Tho, problems such as flooding, extreme rainfall and heat waves, water shortage, pollution, diseases, migration crisis and economic downturns tend to become more serious, complicated and unpredictable. These challenges have been causing and will continue to pose threats to people’s lives, the integrity of urban infrastructure, and the achievement of economic targets set by the city. This context makes evident the need to build and strengthen city resilience. This is the rationale for Can Tho city to submit its application to be part of the 100 Resilient Cities (100RC) program initiated by the Rockefeller Foundation in 2013. Can Tho is one of the only two Vietnamese cities selected to participate in this program.

Embarking on the 100RC program at the end of 2016, after more than two years of implementation, with the coordination of the City Resilience Office (the CRO Office) and the support of ISET as strategy partner, the City Resilience Strategy of Can Tho has now been completed. With this achievement, Can Tho becomes the first municipality in the Mekong Delta of Vietnam to finish a City Resilience Strategy. As stated by the city leadership, “This Strategy represents a new approach, new way of thinking, and new knowledge to connect our citizens with our city government, towards the common goal of building Can Tho to be ever thriving in the face of the expected shocks and stresses of the 21st century”. Can Tho City successfully organized the Strategy Release Workshop on 19 June 2019, with participation of representatives from city departments and agencies, district and ward/commune level governments, social organizations, communities, experts from institutes and universities, enterprises, and international organizations.

The active support and close supervision by the city leadership, as well as the comprehensive collaboration among stakeholders, including government agencies, associations, communities, the private sectors, experts and researchers, is an important highlight of the strategy development process. In other words, the completion of this strategy is the result of the close collaboration, joint efforts, active and consistent contribution of stakeholders in the city throughout the two-year period – it is not a product by any organization or individual alone. This approach demonstrates the principle of “working together to bring out the best from all resources”, emphasized by Vice Chairman Dao Anh Dung in his opening remark of the Strategy Release workshop.

The strategy identified the shocks and stresses, resilience challenges and limitations of the city related to four areas: Leadership and Strategy, Infrastructure and Environment, Economy and Society, and Health & Well-being. Notably, most proposed actions in the strategy were developed based on consultations and discussions with related city stakeholders, and are incorporated into existing and upcoming programs and projects of the city. The CRO Office and ISET worked with relevant stakeholders in the city to develop 8 of these proposed actions into detailed project proposals, and successfully secured funding for two of them. Both of these proposals are related to building city resilience with green infrastructure measures. Particularly, the project on piloting green infrastructure approach and measures to design and build a public park along Ngong Channel, Thoi Nhut resettlement area in An Khanh Ward was approved by the city government and provided with funds for implementation. These encouraging initial results provide great impetus for the implementation of the Can Tho Resilience Strategy in the upcoming period.

However, according to Vice Chairman Dao Anh Dung, this is only the very first step in the very long road that Can Tho city and its citizens will have to journey through. For the Strategy to come alive, the city, local people and stakeholders need to further their cooperative efforts towards the vision of developing Can Tho as a green, sustainable, proactive and integrated river city where people enjoy prosperity and safety from shocks and stresses, and no one is left behind.

Please find the strategy in English and Vietnamese below:

 

(Bản dịch Tiếng Việt)

Hội thảo công bố Kế hoạch tăng cường khả năng chống chịu của thành phố Cần Thơ đến năm 2030

Cũng như đa số các đô thị đang phát triển năng động trên thế giới, các thành phố ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức của thế kỷ 21. Ở Cần Thơ, những vấn đề như lũ lụt, mưa lớn và nắng nóng cực đoan, thiếu nước, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, khủng hoảng di cư và suy thoái kinh tế đang trở nên ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và khó dự báo. Những thách thức này đã, đang và sẽ gây ra những mối đe doạ đối với cuộc sống người dân, hệ thống cơ sở hạ tầng và các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và tăng cường khả năng chống chịu là hết sức cần thiết. Đây là lý do mà thành phố Cần Thơ quyết định nộp hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình 100 Thành phố có Khả năng chống chịu (100RC) do Quỹ Rockefeller khởi xướng vào năm 2013. Cần Thơ là một trong hai đại diện duy nhất của Việt Nam (cùng với Đà Nẵng) được lựa chọn tham gia chương trình này.

Bắt đầu tham gia chương trình 100RC từ cuối năm 2016, đến nay, sau hơn 2 năm thực hiện, Cần Thơ đã hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch Tăng cường Khả năng chống chịu (KNCC) với sự điều phối của văn phòng Thành phố có KNCC (Vp CRO) và sự hỗ trợ của đối tác chiến lược của chương trình 100RC – tổ chức ISET. Kết quả này đưa Cần Thơ trở thành địa phương đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có một bản kế hoạch tăng cường KNCC. Theo đánh giá của lãnh đạo thành phố, “Kế hoạch này đã cung cấp cách tiếp cận mới, cách suy nghĩ mới, những kiến thức mới để gắn kết người dân và chính quyền thành phố với mục tiêu chung vì thành phố Cần Thơ ngày càng mạnh mẽ hơn trước các cú sốc và áp lực của thế kỷ 21”. Ngày 19 tháng 6 năm 2019 vừa qua, thành phố Cần Thơ đã tổ chức thành công hội thảo công bố Kế hoạch với sự tham gia của đại diện các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, các hội đoàn thể, đại diện cộng đồng, các chuyên gia và nhà khoa học đến từ các Viện, Trường, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Sự hỗ trợ nhiệt tình và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố cũng như mức độ hợp tác toàn diện giữa các bên liên quan bao gồm cả cơ quan nhà nước, hội đoàn thể, cộng đồng, khu vực tư nhân và các chuyên gia, nhà nghiên cứu thực sự là một điểm nhấn quan trọng và nổi bật của quá trình xây dựng Kế hoạch này. Nói một cách cụ thể, Kế hoạch này được hoàn thành dựa vào quá trình hợp tác chặt chẽ, làm việc cùng nhau, sự tham gia chủ động, xuyên suốt của các bên liên quan ở địa phương trong gần 2 năm chứ không phải là sản phẩm của một cá nhân, tổ chức nào. Tiếp cận này thể hiện rõ quan điểm “làm việc cùng nhau để phát huy tối đa mọi nguồn lực” mà Phó chủ tịch thường trực thành phố Đào Anh Dũng đã nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc hội thảo.

Bản kế hoạch nêu rõ những cú sốc, áp lực và thách thức, hạn chế về khả năng chống chịu, các mục đích và hành động ưu tiên để tăng cường khả năng chống chịu cho thành phố ở 4 lĩnh vực: Lãnh đạo và Chính sách, Hạ tầng và Môi trường, Kinh tế - Xã hội và Phúc lợi và Sức khỏe. Điều đáng lưu ý là, đa số các hành động đề xuất trong kế hoạch đều được xác định trên cơ sở làm việc, trao đổi và thống nhất với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tại thành phố và được tích hợp với các chương trình, dự án đang và sẽ triển khai của thành phố. Trong số này, Văn phòng CRO và ISET đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan xây dựng được 8 đề xuất dự án chi tiết và xin tài trợ thành công cho 2 đề xuất. Cả hai đề xuất này đều liên quan đến việc tăng cường KNCC cho thành phố thông qua các giải pháp hạ tầng xanh trong đó dự án áp dụng tiếp cận hạ tầng xanh trong thiết kế và xây dựng công viên ven Rạch Ngỗng, khu tái định cư Thới Nhựt 2, phường An Khánh đã được thành phố phê duyệt và cấp kinh phí để triển khai. Những kết quả ban đầu đáng khích lệ này sẽ là tiền đề cho quá trình triển khai Kế hoạch tăng cường KNCC của thành phố Cần Thơ.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch thành phố Đào Anh Dũng, đây mới chỉ là bước khởi đầu của một chặng đường dài mà thành phố và người dân Cần Thơ cần tiếp tục dấn bước. Để Kế hoạch này thực sự đi vào cuộc sống, thành phố, người dân và các bên liên quan ở địa phương cần tiếp tục hợp tác và nỗ lực hơn nữa hướng tới tầm nhìn xây dựng Cần Thơ thành một thành phố sông nước, xanh, bền vững, năng động và hội nhập, nơi người dân có cuộc sống sung túc và an toàn trước những cú sốc, áp lực và không ai bị bỏ lại phía sau.

bottom of page